Bên cạnh các loại vật liệu tấm poly đặc và poly rỗng ruột,… thì tấm Foam cũng là dòng sản phẩm nhận được sự quan tâm và đánh giá cao từ người tiêu dùng. Tấm Foam hay còn được gọi với những cái tên khác là Tấm Formex; Tấm Format; Tấm PVC Foam. Vậy tấm Foam là gì? Chúng có đặc điểm cấu tạo như thế nào? Ứng dụng của tấm Foam trong xây dựng ra sao?…. Theo dõi những chia sẻ dưới đây của chúng tôi để biết thêm chi tiết nhé!
Mục lục bài viết
Tấm Foam là gì? Cấu tạo của tấm Foam
Mặc dù là loại vật liệu “sinh sau đẻ muộn” và khá mới mẻ trên thị trường, nhưng tấm Foam là dòng vật liệu cao cấp, được ứng dụng phổ biến trong trang trí nội thất và chiếm được vị thế trong thời gian trở lại đây.
Như đã đề cập, tấm Foam còn được gọi với các tên khác là: Tấm Format, tấm Formex, tấm PVC Foam. Tấm Foam được tạo thành từ sự phối trộn của PVC (Poly Vinylclorua) và bột gỗ (yếu tố tự nhiên), ngoài ra còn có thêm các chất tạo bọt, chất phụ gia giúp chống cháy và ổn định cấu trúc. Tấm Foam có cấu trúc dạng tấm, được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, đặc biệt là trong thiết kế, thi công nội thất.
Thực tế, tấm PVC Foam có khối lượng nhẹ, tỷ trọng thấp, cấu tạo là các bọt khí trong chất rắn hoặc chất lỏng. Bên cạnh tấm panel cách nhiệt thì tấm Foam cũng được ứng dụng làm vật liệu cách nhiệt hiện nay. Nó có thể dập được những đám cháy bằng dầu.
Hiện nay, các tấm nhựa PVC Foam có kích thước tiêu chuẩn là 1,22m x 2,44m (rộng x dài) và độ dày từ 2mm – 15mm. Người tiêu dùng có thể thoải mái lựa chọn độ dày – mỏng cũng như yêu cầu cắt tấm vật liệu theo kích thước mong muốn.
Các loại tấm Foam phổ biến
Phân loại tấm Foam theo tính chất
Hiện nay trên thị trường có nhiều mẫu tấm Foam khác nhau, mỗi loại lại có tính chất và ứng dụng riêng biệt. Theo đó:
- PVC Foam: Sản phẩm được tạo thành từ chất liệu PVC, Foam và bột gỗ, cùng một số chất phụ gia. Sản phẩm có khả năng chống thấm nước, cách nhiệt tốt, không bị oxy hóa, chịu được cả môi trường khắc nghiệt. Do đó, nó được sử dụng để thiết kế, thi công nội – ngoại thất.
- PE Foam: Đây là sản phẩm kết hợp giữa Polyethylene và Foam. Sản phẩm có trọng lượng nhẹ, độ mềm cao, và khả năng tái chế tốt. Tấm PE Foam được sử dụng để làm miếng đệm, xốp bảo vệ đệm,…
- PU Foam: Sản phẩm được tạo thành từ Polymethylene, isocyanate và Polyol. Loại Foam này thường được ứng dụng vào sản xuất các mặt hàng thời trang như giày da, quần áo, túi xách,…
- Memory Foam: Loại vật liệu này còn được biết đến là cao su non hoặc mút hoạt tính, có khả năng đàn hồi cao, được ứng dụng phổ biến trong sản xuất chăn ga gối nệm và được dùng làm đồ bảo hệ cho các phi hành gia vũ trụ.
Phân loại tấm Foam theo độ dày
Theo độ dày, tấm Foam được phân thành các loại sau:
Tấm Foam 2mm: Với độ dày 2mm, tấm Foam khá mỏng, dễ uốn cong nhưng vẫn đảm bảo được độ chắc chắn cao. tấm Foam 2mm có đặc tính vượt trội hơn cả nhựa và gỗ nhờ vào thành phần nguyên liệu của nó. Sản phẩm có khả năng chịu nhiệt, chịu được thời tiết khắc nghiệt,… Tấm Foam 2mm thường được sử dụng để làm vách ngăn hay thiết kế bảng hiệu quảng cáo.
Tấm foam 3mm: Tấm foam 3mm có giá thành rẻ, dễ tạo hình, cắt dập, chế tác nên sử dụng để uốn chân chữ nổi quảng cáo hoặc làm mô hình vật phẩm,…
Tấm foam 5mm: Sản phẩm được ứng dụng để làm vách ngăn, trang trí nội thất nhà bếp, văn phòng, xe buýt, tàu thủy, làm bảng để trưng bày triển lãm hay làm biển hiệu, bảng quảng cáo… Hơn nữa, loại vật liệu này có thể thay thế cho MDF, gỗ dán và cả gỗ, giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí hơn, đảm bảo tiện ích, an toàn và các giá trị lâu dài, bền vững.
Tấm foam 10mm: Với độ dày 10mm, sản phẩm rất thích hợp để làm vách ngăn, ốp trần nhà, đồ dùng trang trí trong nhà bếp, phòng khách, phòng ăn… Sản phẩm có khả năng chống thấm nước, cách nhiệt, chống cháy, bề mặt nhẵn mịn, tạo hình dễ dàng bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng không làm ảnh hưởng đến kết cấu chung của sản phẩm.
Tấm PVC foam 18mm: Với độ dày lên đến 18mm, thì những tấm foam này được sử dụng nhiều để làm kệ tivi, tủ bếp, chậu cây cảnh, vách ngăn phòng, cầu thang, trần thả, hàng rào, lan can…
Tấm Foam 20mm: Tấm foam 20mm là độ dày lớn nhất trong tất cả các sản phẩm tấm foam có mặt trên thị trường Việt Nam hiện nay. Độ dày lớn càng đảm bảo được độ chắc chắn, bền đẹp cho sản phẩm, do đó, sản phẩm được ứng dụng làm các vật dụng nội thất trong gia đình, trong các tòa nhà hay căn hộ chung cư,…
Màu sắc phổ biến của tấm PVC Foam
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng cao của khách hàng, các nhà sản xuất đã cung ứng ra thị trường những sản phẩm tấm Foam với đa dạng màu sắc, phù hợp cho nhiều hạng mục thi công khác nhau. Đó là:
Tấm Foam trắng
Màu trắng là màu nguyên thủy của tấm Foam, bắt mắt và sang trọng, thích hợp cho các không gian nội thất nhà ở, văn phòng, nội thất phương tiện giao thông,… Sắc trắng có ưu điểm là không bao giờ lỗi mốt, dễ phối màu, mang lại vẻ đẹp tinh tế, hiện đại. Ngoài ra, sắc trắng thích hợp cho phong cách kiến trúc hiện đại, tinh tế và cuốn hút.
Bên cạnh đó, với sự phát triển của khoa học công nghệ, các tấm Foam trắng còn có tuổi thọ cao, độ cứng tốt nhưng cũng có độ dẻo nhất định để tạo hình khi cần thiết. Theo đó, các vách ngăn họa tiết được tạo từ tấm Foam trắng luôn là ý tưởng hoàn hảo cho các không gian phòng khách, phòng ngủ, hoặc vách ngăn phòng khách – nhà bếp,…
Tấm Foam đen
Bên cạnh sắc trắng thì tone đen cũng là lựa chọn tiêu biểu đối với dòng vật liệu này. Những tấm foam được sơn phủ màu đen tuyền đầy huyền bí và sang trọng không kém gì các tấm foam trắng. Trắng – đen là 2 màu đối lập nhưng luôn đi song hành cùng nhau và là một trong những màu sắc không thể thiếu được trên bảng màu.
Các màu sắc khác của tấm Foam
Bên cạnh 2 tone màu trắng – đen, tấm Foam còn sở hữu đa dạng các màu sắc rực rỡ khác, đáp ứng mọi yêu cầu trang trí nội – ngoại thất cho khách hàng. Từ gam màu trắng ban đầu, các nhà sản xuất đã sơn màu lên bề mặt tấm Foam tạo ra các sản phẩm có nhiều màu sắc hơn. Đó có thể là vàng, xanh blue, đỏ, trắng sữa, xanh lá,…
Ngoài các ứng dụng trong thiết kế, thi công nội – ngoại thất, các tấm Foam màu sắc sẽ được dùng làm mô hình DIY.
Điểm nổi bật của tấm Foam
Như đã đề cập, tấm Foam được ứng dụng phổ biến trong hầu hết các công trình nội – ngoại thất như văn phòng, nhà ở,…. Chúng sở hữu nhiều ưu điểm vượt bậc, chất lượng cao cấp, giá thành phải chăng,… nên nhận được sự quan tâm và lựa chọn sử dụng từ các chủ đầu tư.
Ưu điểm của tấm Foam được cụ thể hóa như sau:
- Cách điện, cách nhiệt giúp tiết kiệm điện năng, duy trì nhiệt độ ổn định cho công trình.
- An toàn, thân thiện với môi trường, không gây độc hại hay nguy hiểm cho người tiêu dùng.
- Trọng lượng nhẹ, không tạo áp lực quá lớn cho công trình thi công.
- Dễ dàng vận chuyển, thi công đơn giản, thuận tiện.
- Vì có độ mềm dẻo nhất định nên dễ uốn cong, dễ tạo hình, kiến tạo nét đẹp mang giá trị thẩm mỹ cao.
- Đa dạng độ dày, màu sắc,… đáp ứng nhu cầu trang trí nội – ngoại thất nhà ở, văn phòng, chung cư, các trung tâm,…
- Chống thấm nước, chống được nhiệt độ và độ ẩm cao,… và có thể sử dụng được cho cả không gian phòng tắm.
- Độ bền khá tốt, có thể lên đến hơn 20 năm, có sản phẩm lên đến 30 năm nếu được bảo dưỡng tốt.
- Ứng dụng được trong nhiều lĩnh vực đa dạng khác nhau.
Tuy nhiên, tấm Foam có nhược điểm là chưa thể so sánh với vật liệu gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp để ứng dụng trang trí nội thất. Tấm Foam không có vẻ đẹp tự nhiên và không thể sử dụng vĩnh viễn. Tất nhiên, độ bền sản phẩm sẽ thấp hơn so với vật liệu gỗ tự nhiên. Tuy nhiên, nó là sự lựa chọn tối ưu và hiệu quả cho các không gian nội thất, các gia đình thường xuyên thay đổi thiết kế nhà ở,…
Ứng dụng của tấm Foam hiện nay
Tấm PVC Foam được gia công thành nhiều kiểu dáng, phục vụ nhu cầu trang trí, sản xuất, thiết kế nội thất,… Bởi ưu điểm về độ bền và giá trị thẩm mỹ, nên loại vật liệu này được sử dụng:
- Dùng làm hộp đựng linh kiện trong sản xuất công nghiệp, buồng hóa chất, buồng điều khiển hay bàn để gia công sản phẩm,…
- Làm kệ tivi, tủ quần áo, tủ bếp và một số đồ nội thất khác,…
- Dùng làm vật liệu trang trí bên trong xe điện, xe lửa, xe bus, tàu thủy,…
- Làm cầu thang, hàng rào, trần nhà, ván che cửa – che tường…
- Làm vách ngăn giữa các khu vực của phòng khách, tòa nhà văn phòng, nhà xưởng, kho lạnh, phòng sạch…
- Ốp trần nhà, trần tàu hỏa, ô tô…
- Lót mặt sàn nhà tắm, hồ bơi, tàu thủy…
- Phục vụ cho phòng thí nghiệm, các dự án ven biển, dự án hóa chất, dự án bảo vệ môi trường,…
- Làm vật liệu nghệ thuật, vật liệu chịu nước…
- Phục vụ cho ngành in ấn, các bảng hiệu, biển triển lãm, quảng cáo, bảng trưng bày, cắt chữ, bảng dán các thông cáo,…
Vì được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nên tấm Foam nhận được sự đánh giá cao từ kiến trúc sư và chủ đầu tư.
Báo giá tấm Foam cập nhật mới nhất
Đơn giá tấm Foam phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: độ dày sản phẩm, màu sắc, thời điểm mua hàng, số lượng hàng, chi phí vận chuyển và đơn vị phân phối,… Tấm Foam có độ dày càng cao thì báo giá tấm Foam càng cao và ngược lại. Bên cạnh đó, khi mua tấm Foam với số lượng nhiều thì bạn sẽ được hưởng giá ưu đãi, chiết khấu cao,… Ngoài ra, mỗi đơn vị cung cấp sẽ có chính sách thu hút khách hàng và giá niêm yết riêng. Tuy nhiên, nhìn chung, giá PVC Foam với chất lượng ổn định, độ dày từ 2mm – 25mm dao động từ 296.000 – 1.680.000 VNĐ.
Tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng, khách hàng sẽ chọn các tấm foam có độ dày, màu sắc khác nhau, đáp ứng yêu cầu về công năng và thẩm mỹ.
Để nhận được báo giá chính xác nhất, LIÊN HỆ NGAY – HANCORP – Tổng công ty xây dựng Hà Nội. Chúng tôi hỗ trợ 24/7, tư vấn tận tâm, chu đáo và cách trách nhiệm, giúp khách hàng chọn được sản phẩm phù hợp.
Lưu ý khi sử dụng tấm Foam
Để mang lại hiệu quả sử dụng lâu dài, quý khách hàng cần lưu ý một số yếu tố sau:
Không nên gập tấm Foam
Tấm format được cấu thành từ vật liệu xốp, nhựa PVC ép nhiệt. Do đó, loại vật liệu này có độ cứng cao. Vì vậy, bạn chỉ nên giữ những tấm format ở dạng phẳng để có được độ bền cao nhất.
Chú ý trong quá trình vận chuyển, đảm bảo an toàn cháy nổ
Những tấm Foam cần được vận chuyển theo phương thẳng đứng, tránh làm gãy khi di chuyển.
Bên cạnh đó, vì được làm bằng xốp, nên tấm Foam dễ bị bắt lửa. Do đó, bạn cần lưu ý tránh đặt loại vật liệu này ở những nơi có nguy cơ cháy nổ cao.
Đơn vị cung cấp, phân phối và thi công tấm Foam uy tín
Mặc dù là sản phẩm “sinh sau đẻ muộn” nhưng tấm Foam vẫn chiếm được vị thế cao trên thị trường, nhận được sự quan tâm và đánh giá cao từ các chủ đầu tư. Do đó, bạn không khó để tìm kiếm, chọn mua tấm Foam. Tuy nhiên, việc chọn đơn vị cung cấp uy tín sẽ giúp bạn có được sự yên tâm về chất lượng và chính sách bảo hành.
HANCORP – TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG HÀ NỘI là đơn vị chuyên cung cấp, phân phối và lắp đặt hệ thống tấm Foam chuyên nghiệp, báo giá cạnh tranh. Đến với chúng tôi, khách hàng sẽ được cung cấp những mặt hàng tấm Foam cao cấp, chính hãng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đa dạng về độ dày và màu sắc, giúp bạn có nhiều hơn sự lựa chọn phù hợp với công trình.
Vì sao nên chọn HANCORP – Tổng công ty xây dựng Hà Nội?
Trải qua hàng chục năm hình thành và phát triển, chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của nhiều khách hàng tại Hà Nội và trên toàn quốc. Đến với chúng tôi, quý khách hàng sẽ được:
- Hỗ trợ tư vấn các dòng sản phẩm tấm Foam phù hợp, đáp ứng yêu cầu về công năng và thẩm mỹ.
- Đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, nhiệt tình, tạo cho khách hàng cảm giác hài lòng và thoải mái tối đã.
- Bên cạnh đó, đội ngũ thi công giàu kinh nghiệm, cam kết mang đến cho khách hàng những công trình chất lượng với độ chính xác cao.
- Hỗ trợ thi công, lắp đặt tấm Foam đối với những khách hàng có nhu cầu thực hiện.
- Cam kết minh bạch, rõ ràng về giá cả và các điều khoản trong hợp đồng mua bán, thi công.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp quý khách hàng có được cái nhìn tổng quan và toàn diện nhất về sản phẩm tấm Foam, từ đó chọn được đơn vị thiết kế, thi công tấm Foam thích hợp, đáp ứng tiêu chí về công năng, thẩm mỹ và khả năng tài chính.
Hãy đến và cảm nhận chất lượng dịch vụ đẳng cấp của chúng tôi!
TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG HÀ NỘI
- Địa chỉ: 57 Quang Trung – P. Nguyễn Du – Q. Hai Bà Trưng – Hà Nội
- Hotline:
- Webiste: https://www.hancorp.com.vn/